Chúng ta chắc hẳn ai cũng đã từng bắt gặp cụm từ “đầu tư nước ngoài” trên thời sự, báo chí, internet… Tuy nhiên, liệu chúng ta đã thực sự hiểu đầu tư nước ngoài là gì? Khi tiến hành khảo sát, chúng tôi chỉ nhận được những câu trả lời khái quát, chung chung, thậm chí những nhiều người còn không biết câu trả lời. Hãy cùng NGG Consulting tìm hiểu đầu tư nước ngoài là gì và những vấn đề liên quan.

1. Đầu tư ra nước ngoài là gì?

Theo khoản 13 Điều 3 Luật đầu tư 2020 quy định như sau:

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài.

Như vậy, Đầu tư ra nước ngoài được hiểu là việc một hoặc nhiều cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp của một quốc gia khác thực hiện việc góp vốn vào một quốc gia khác dưới nhiều hình thức khác nhau để thực hiện phải đầu tư những hoạt động kinh doanh với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Hiện nay, đầu tư nước ngoài có thể được chia thành hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp.

2. Những quy định của pháp luật về hoạt động đầu tư ra nước ngoài

– Luật Đầu tư 2020.

– Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư.

– Nghị định 16/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

– Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại việt nam, đầu tư từ việt nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư.

. Điều kiện nhà đầu tư nước ngoài

Khái niệm đầu tư nước ngoài là gì?  Hãy cùng tìm hiểu điều kiện để được đầu tư vào quốc gia khác.

Trước khi nhà đầu tư tham gia vào đầu tư vào một quốc gia khác, cần phải đáp ứng những điều kiện sau:

– Những nhà đầu tư nước ngoài thuộc những ngành nghề khác nhau và thực hiện hoạt động đầu tư cho những ngày nghỉ khác nhau thì phải đắp ứng toàn bộ, tất cả những điều kiện đầu tư của quốc gia mà doanh nghiệp đó định đầu tư đối với những ngành nghề, lĩnh vực đó.

– Ngoài ra, những nhà đầu tư nước ngoài thuộc một trong những đối tượng áp dụng của luật quốc tế thì có những quy định chi tiết, cụ thể khác nhau về việc đầu tư thì nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện quy định tại điều ước đó; trường hợp những nhà đầu tư lựa chọn một nửa quốc tế để tranh thủ thì cần phải tuân thủ những quyền, nghĩa vụ mà điều ước quốc tế đó quy định;

– Trường hợp những nhà đầu tư nước ngoài không phải là thành viên của WTO mà có nhu cầu thực hiện đầu tư tại Việt Nam thì cần phải tuân thủ những điều kiện áp dụng đối với những nhà đầu tư là thành viên của WTO, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc điều ước quốc tế giữa quốc gia đó và Việt Nam có quy định khác;

– Đối với những ngành nghề, lĩnh vực, dịch vụ mà chưa được quy định hoặc chưa được cam kết trong biểu mẫu cam kết giữa Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế mà pháp luật Việt Nam đồng thời cũng chưa có những quy định cụ thể về điều kiện đầu tư thì cơ quan đăng ký đầu tư phải lấy ý kiến của bộ kế hoạch đầu tư, bộ quản lý ngành để quyết định phải xem xét có cho phép đầu tư hay không;

– Nếu những nhà đầu tư nước ngoài đã được cho phép thực hiện các hoạt động đầu tư mà ngành, nghề, lĩnh vực hoặc dịch vụ đó đã được công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài thì Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ quyết định có cho phép đầu tư hay không mà không cần lấy ý kiến từ Bộ quản lý ngành.

4. Các hình thức đầu tư nước ngoài.

4.1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Hình thức thành lập tổ chức kinh tế bao gồm hai phương thức đó là:

– Thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài;

– Thành lập công ty giữa các nhà đầu tư trong nước hoặc Chính phủ trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về chứng khoán, về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước và các điều kiện theo quy định của pháp luật và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

4.2. Thực hiện dự án đầu tư

Nhà đầu tư nước ngoài có thể ký kết hợp đồng đầu tư theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng PPP) đây là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết hợp đồng PPP để thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia thực hiện dự án đầu tư PPP.

4.3 Đầu tư theo hợp đồng BCC

BCC là hình thức đầu tư được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân mới. Hình thức đầu tư này giúp các nhà đầu tư tiến hành hoạt động đầu tư được nhanh chóng mà không mất thời gian, tiền bạc để thành lập và quản lý một pháp nhân mới được thành lập. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự. Đối với hợp đồng BCC có ít nhất 1 bên là nhà đầu tư nước ngoài thì phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

4.4. Đầu tư góp vốn , mua cổ phần, mua phần vốn góp

Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế là hình thức đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài. Hình thức đầu tư gián tiếp này thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Khi thực hiện hình thức đầu tư này, nhà đầu tư cần tuân thủ các hình thức và thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.

5. Vai trò, ý nghĩa của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là hình thức đầu tư của nhà đầu tư là người nước ngoài, đầu tư vốn vào Việt Nam để phát triển kinh doanh một ngành nghề nào đó mà pháp luật Việt Nam cho phép đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Sau đây, xin tổng hợp một số vai trò và ý nghĩa của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam như sau:

  • Thứ nhất,

Góp phần tác động thúc đẩy chuyển dịch, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ngành, sản phẩm, dịch vụ; thúc đẩy cải cách thể chế, chính sách kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại và hội nhập, tăng cường quan hệ đối ngoại, hợp tác và hội nhập quốc tế.

  • Thứ hai,

Tạo niềm tin đến với các nhà đầu tư nước ngoài trong việc đầu tư vào Việt Nam để hoạt động các ngành nghề kinh doanh, nhằm mục đích phát triển nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

  • Thứ ba,

Tạo thuận lợi cho Việt Nam mở rộng thị trường quốc tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, từng bước tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

  • Thứ tư,

Đóng góp trong tạo việc làm cho người dân Việt Nam, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực.

6. Những điểm cần lưu ý trong đầu tư nước ngoài

Một số điểm cần lưu ý trong đầu tư nước ngoài khi tư vấn hỗ trợ các nhà đầu tư cần phải làm rõ một số các vấn đề như sau:

– Thứ nhất: Quốc tịch

Quốc tịch là yếu tố đầu tiên cần phải lưu ý khi tham gia các dự án đầu tư. Bởi vì không phải bất cứ nhà đầu tư đến từ bất kỳ quốc gia nào đều có các quyền ngang nhau khi đầu tư vào Việt Nam, thường thì trên thực tế sẽ có sự khác nhau trong các quyết định của Chính phủ Việt Nam đối với các nhà đầu tư đến từ Quốc gia thành viên WTO và Quốc gia không phải là thành viên WTO.

– Thứ hai: Xác định hoạt động kinh doanh cần thực hiện.

Theo quy định của pháp luật có một số lĩnh vực ngành nghề bị cấm đầu tư, hạn chế đầu tư hoặc kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư, do đó trước khi thực hiện dự án đầu tư cần tìm hiểu kỹ về lĩnh vực kinh doanh mà các nhà đầu tư muốn thực hiện khi tiến hành làm các thủ tục xin dự án đầu tư.

– Thứ ba: Vốn đầu tư, điều này liên quan đến việc gải trình về vấn đề quy mô đầu tư, năng lực tài chính của nhà đầu tư của như tính khả thi cho việc thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam như thế nào.

– Thứ tư: là nên lưu ý về hình thức đầu tư có đúng với quy định của pháp luật về đầu tư

NGG CONSULTING chuyên CUNG CÂP CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ về doanh nghiệp một cách tận tâm. Trên đây là toàn bộ phần tư vấn của chúng tôi. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ của NGG CONSULTING. Nếu còn bất kỳ vướng mắc pháp lý nào bạn có thể trao đổi trực tiếp qua hotline0916161083 để nhận được sự tư vấn trực tiếp.

Trân trọng cảm ơn!