Giấy phép phòng khám

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa quy định như thế nào?

Điều 43 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 có quy định:

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

  1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động phải có đủ các điều kiện sau đây:
  2. a) Đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
  3. b) Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;
  4. c) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng.
  5. Trường hợp đăng ký thành lập phòng khám chuyên khoa hoặc bác sỹ gia đình thì ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người đứng đầu cơ sở phải là người hành nghề có bằng cấp chuyên môn phù hợp với loại hình hành nghề.
  6. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết điều kiện cấp giấy phép hoạt động quy định tại Điều này đối với từng hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo thẩm quyền quản lý.

Như vậy, điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa quy định như trên. Bên cạnh đó yêu cầu người đứng đầu cơ sở phải là người hành nghề có bằng cấp chuyên môn phù hợp với loại hình hành nghề.

Điều kiện cấp giấy phép hành nghề với người đứng đầu phòng khám chuyên khoa được quy định như thế nào?

Cụ thể hơn, để được mở phòng khám chuyên khoa, người đứng đầu cần có chứng chỉ hành nghề. Theo quy định tại Điều 18 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 người đứng đầu phòng khám chuyên khoa có các điều kiện sau đây:

– Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:

+ Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam

+ Giấy chứng nhận là lương y

+ Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

– Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

– Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

– Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Cũng theo Điều 24 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 thì người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp giấy phép hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:

+ 18 tháng thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sỹ

+ 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ

+ 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên

+ 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên.

+ Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về quá trình thực hành cho người đã thực hành tại cơ sở của mình, bao gồm nội dung về thời gian, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.

Thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa thuộc về ai?

Căn cứ vào Điều 45 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa như sau:

Thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

  1. Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, bệnh viện tư nhân hoặc thuộc các bộ khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở đó đặt trụ sở trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày cấp, điều chỉnh hoặc thu hồi giấy phép hoạt động.
  2. Giám đốc Sở Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này và thông báo cho Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cơ sở đó đặt trụ sở trong thời gian 30 ngày kể từ ngày cấp, điều chỉnh hoặc thu hồi giấy phép hoạt động.
  3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.

Bên cạnh đó, Điều này được hướng dẫn bởi Điều 42 Nghị định 109/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 như sau:

Thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

  1. Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
  2. Giám đốc Sở Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Khoản 2 Điều 45 Luật khám bệnh, chữa bệnh.

 

NGG CONSULTING chuyên CUNG CÂP CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ về doanh nghiệp một cách tận tâm. Trên đây là toàn bộ phần tư vấn của chúng tôi. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ của NGG CONSULTING. Nếu còn bất kỳ vướng mắc pháp lý nào bạn có thể trao đổi trực tiếp qua hotline0916161083 để nhận được sự tư vấn trực tiếp.

Trân trọng cảm ơn!