Giấy phép lưu hành

Hồ sơ xin cấp giấy phép lưu hành xe được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 21 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định như sau:

“Điều 21. Thủ tục cấp Giấy phép lưu hành xe

  1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép lưu hành xe lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc nộp ở những nơi có quy định nhận hồ sơ trực tuyến đến cơ quan cấp phép lưu hành xe.
  2. Thành phần hồ sơ bao gồm:
  3. a) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 của Thông tư này;
  4. b) Bản sao Giấy đăng ký xe hoặc Giấy đăng ký tạm thời đối với phương tiện mới nhận;
  5. c) Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; bản sao tính năng kỹ thuật của xe đối với phương tiện mới nhận (do nhà sản xuất gửi kèm theo xe);
  6. d) Phương án vận chuyển đối với trường hợp phải khảo sát đường bộ (nếu có), gồm các nội dung sau: thông tin về tuyến đường vận chuyển; thông tin về phương tiện vận chuyển; thông tin hàng hóa chuyên chở có xác nhận của chủ hàng, gồm các thông số kích thước về chiều dài, chiều rộng và chiều cao (D x R x C) mét; khối lượng, hình ảnh (nếu có); hợp đồng vận chuyển hoặc văn bản chỉ định đơn vị vận chuyển của chủ hàng hoặc đơn vị thuê vận chuyển.
  7. Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, căn cứ kết quả kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 22 của Thông tư này cấp Giấy phép lưu hành xe theo mẫu quy định tại các Phụ lục 3, Phụ lục 4 của Thông tư này; trường hợp chưa đủ điều kiện cấp Giấy phép lưu hành xe phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  8. Trường hợp phải khảo sát đường bộ để quy định điều kiện tham gia giao thông hoặc gia cường đường bộ, trong vòng 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lưu hành xe phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép lưu hành xe trên đường bộ tiến hành khảo sát hoặc gia cường đường bộ.

Thời hạn xem xét cấp giấy phép lưu hành xe không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo kết quả khảo sát hoặc báo cáo kết quả hoàn thành gia cường đường bộ của tổ chức tư vấn đủ điều kiện hành nghề bảo đảm cho xe lưu hành an toàn.”

Thời hạn có hiệu lực của giấy phép lưu hành xe trong bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 20 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, được đính chính bởi Điều 1 Quyết định 3929/QĐ-BGTVT 2015 quy định như sau:

– Thời hạn có hiệu lực của giấy phép lưu hành xe:

+ Các xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn khi lưu hành không phải thực hiện các điều kiện bắt buộc như đi theo làn quy định, có xe hỗ trợ dẫn đường, hộ tống hoặc phải gia cường đường bộ: trường hợp lưu hành trên đường bộ, đoạn đường bộ đã được cải tạo, nâng cấp đồng bộ thì thời hạn của giấy phép lưu hành xe không quá 60 ngày;Trường hợp lưu hành trên đường bộ, đoạn đường bộ đã được cải tạo, nâng cấp đồng bộ thì thời hạn của giấy phép lưu hành xe không quá 90 ngày;

+ Các xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng khi lưu hành phải thực hiện các điều kiện bắt buộc như đi theo làn quy định, có xe hỗ trợ dẫn đường, hộ tống hoặc phải gia cường đường bộ: thời hạn của giấy phép lưu hành xe không quá 30 ngày.

+ Các xe bánh xích tự di chuyển trên đường bộ: thời hạn của giấy phép lưu hành xe là thời gian từng lượt từ nơi đi đến nơi đến.

+ Thời hạn hiệu lực của giấy phép lưu hành xe quy định tại các điểm a, b và điểm c khoản này phải nằm trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe; trường hợp thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ngắn hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b, c khoản này, thời hạn hiệu lực của giấy phép lưu hành xe bằng thời hạn hiệu lực còn lại của Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.

Ai có thẩm quyền cấp giấy phép lưu hành xe?

Căn cứ Điều 22 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định như sau:

“Điều 22. Thẩm quyền cấp Giấy phép lưu hành xe

  1. Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ cấp Giấy phép lưu hành xe trên mạng lưới đường bộ trong phạm vi cả nước.
  2. Trường hợp đặc biệt phục vụ an ninh, quốc phòng, công trình năng lượng, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.”

Quy định về trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép lưu hành xe như thế nào?

Căn cứ Điều 23 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định như sau:

“Điều 23. Trách nhiệm của cơ quan cấp Giấy phép lưu hành xe

  1. Cơ quan cấp Giấy phép lưu hành xe phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cấp Giấy phép lưu hành xe bảo đảm đúng đối tượng, phù hợp với tình trạng của đường bộ, phương tiện vận tải và bảo đảm an toàn giao thông.
  2. Có quyền thu hồi Giấy phép lưu hành xe đối với trường hợp vi phạm các điều kiện được quy định trong Giấy phép lưu hành xe hoặc gây hư hỏng công trình đường bộ mà chưa hoàn thành công tác sửa chữa, khắc phục.
  3. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân có nhu cầu vận chuyển lựa chọn tuyến đường vận chuyển hợp lý nhằm bảo đảm an toàn cho công trình đường bộ và an toàn cho phương tiện vận tải.
  4. Cung cấp hiện trạng của đường bộ trên tuyến vận chuyển theo đề nghị của tổ chức, cá nhân có nhu cầu hoặc của cơ quan cấp Giấy phép lưu hành xe có liên quan.
  5. Thu và sử dụng lệ phí cấp Giấy phép lưu hành xe theo quy định của Bộ Tài chính.”

 

NGG CONSULTING chuyên CUNG CÂP CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ về doanh nghiệp một cách tận tâm. Trên đây là toàn bộ phần tư vấn của chúng tôi. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ của NGG CONSULTING. Nếu còn bất kỳ vướng mắc pháp lý nào bạn có thể trao đổi trực tiếp qua hotline0916161083 để nhận được sự tư vấn trực tiếp.

Trân trọng cảm ơn!