Không trả tiền chuyển khoản nhầm bị xử lý như thế nào?

Phải trả lại tiền chuyển khoản nhầm cho người khác

Khi nhận được số tiền do người khác chuyển khoản nhầm thì nhất định phải trả lại cho chủ tài khoản. Bởi chiếm hữu tiền của người khác chỉ được coi là có căn cứ pháp luật nếu thuộc một trong các trường hợp nêu tại Điều 165 Bộ luật Dân sự năm 2015:

– Tài sản đó là của chủ sở hữu

– Tài sản đó được chiếm hữu bởi người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản

– Việc chiếm hữu tài sản được thực hiện thông qua các giao dịch dân sự phù hợp

– Tài sản chiếm hữu là tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị bỏ rơi, bỏ quên, chôn, giấu, vùi lấp, chìm đắm theo điều kiện của pháp luật là được phép chiếm hữu

– Trường hợp pháp theo quy định

Trong đó, việc chuyển khoản nhầm tiền vào tài khoản của người khác chỉ được coi là tài sản không xác định được chủ hoặc tài sản vô chủ để người bị chuyển khoản nhầm được quyền sở hữu nếu đã thực hiện việc thông báo/giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết nhận lại. Đồng thời, nếu qua thời gian là 01 năm mà không xác định được chủ sở hữu của số tiền chuyển khoản nhầm đó thì quyền sở hữu mới thuộc về người bị chuyển khoản nhầm.

Do đó, căn cứ Điều 579 Bộ luật Dân sự 2015, việc giữ lại số tiền chuyển nhầm được coi là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nên khi chiếm hữu tài sản của người khác không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu.

Xử phạt hành chính về hành vi không trả lại tiền do người khác chuyển khoản nhầm

Tùy vào từng vụ việc mà người có hành vi không trả lại tiền do người khác chuyển khoản nhầm theo yêu cầu của chủ sở hữu thì có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:

Trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì người có hành vi không trả lại tiền do người khác chuyển khoản nhầm theo yêu cầu của chủ sở hữu có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

– Hình thức xử phạt bổ sung:

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm;

+ Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm;

+ Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm.

Mức phạt trên áp dụng với cá nhân vi phạm, nếu tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì phạt gấp đôi.

(Theo khoản 2 Điều 4 và điểm đ khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)

Không trả tiền chuyển nhầm có bị xử lý hình sự?

Theo quy định tại điều 176 Bộ luật Hình sự năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội chiếm giữ trái phép tài sản thì:

– Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

– Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

Lưu ý: Hiện nay tình trạng lợi dụng việc chuyển khoản nhầm để lừa đảo xảy ra khá phổ biến, do vậy nếu không chắc chắn các thông tin của chủ sở hữu hoặc nghi ngờ bị lừa đảo thì cần trình báo ngay cho cơ quan công an.

Hy vọng bài viết có ích cho các bạn. Đội ngũ luật sư của NGG Consulting luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ hãy liên hệ ngay NGG Consulting để được tư vấn chi tiết

Bài viết liên quan
0916161083
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon