Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

Mức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ 

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, cụ thể:

– Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo;

– Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;

– Bằng 10% đối với các đối tượng khác.

Bên cạnh đó, khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ sẽ xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho phù hợp.

Thời gian hỗ trợ 

Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).

Phương thức hỗ trợ

– Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc đối tượng được hỗ trợ nộp số tiền đóng bảo hiểm xã hội phần thuộc trách nhiệm đóng của mình cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đại lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện do cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ định;

– Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội tổng hợp số đối tượng được hỗ trợ, số tiền thu của đối tượng và số tiền, ngân sách nhà nước hỗ trợ theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính, gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội;

– Cơ quan tài chính căn cứ quy định về phân cấp quản lý ngân sách của địa phương và bảng tổng hợp đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ do cơ quan Bảo hiểm xã hội chuyển đến, có trách nhiệm chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội mỗi quý một lần; chậm nhất đến ngày 31 tháng 12 hằng năm phải thực hiện xong việc chuyển kinh phí hỗ trợ vào quỹ bảo hiểm xã hội của năm đó.

Kinh phí hỗ trợ 

Căn cứ Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP Kinh phí hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện do ngân sách địa phương đảm bảo theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành; ngân sách trung ương hỗ trợ đối với các địa phương ngân sách khó khăn.

Trường hợp nào người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hoàn trả số tiền thừa?

Theo khoản 6 Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định mà trong thời gian đó thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được hoàn trả một phần số tiền đã đóng trước đó:

(1) Dừng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và chuyển sang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;

(2) Hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 7 Nghị định 134/2015/NĐ-CP;

(3) Bị chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết.

Lưu ý: Số tiền hoàn trả cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trong trường hợp quy định tại điểm (1) và điểm (2) hoặc hoàn trả cho thân nhân người lao động trong trường hợp quy định tại điểm (3) được tính bằng số tiền đã đóng tương ứng với thời gian còn lại so với thời gian đóng theo phương thức đóng nêu trên và không bao gồm tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (nếu có).

Hy vọng bài viết có ích cho các bạn. Đội ngũ luật sư của NGG Consulting luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ hãy liên hệ ngay NGG Consulting để được tư vấn chi tiết

Bài viết liên quan
0916161083
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon