Đặc trưng cơ bản của công ty hợp danh như thế nào?

Bản chất của công ty này là gì?

Điều 130 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định về công ty hợp danh:

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

– Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;

– Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

– Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

– Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

– Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Như vậy, công ty hợp danh: phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung- thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty (trách nhiệm vô hạn), còn thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty (trách nhiệm hữu hạn), và công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn quy định như thế nào trong Luật  Doanh nghiệp. - Công ty tư vấn Luật Hồng Minh

Phân tích các đặc trưng cơ bản của công ty hợp danh

Công ty hợp danh có một số đặc trưng sau:

Thứ nhất, cũng như đặc tính chung của các công ty đối nhân, mỗi thành viên trong công ty hợp danh đều có phần của mình trong công ty gọi là phần lợi. Phần của mỗi người tương ứng với phần vốn góp của họ vào công ty. Phần vốn góp của các thành viên có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau và có đặc tính là không được tự do chuyển nhượng.

Thứ hai, Công ty hợp danh phải hoạt động dưới một hãng chung, mặc dù vậy các thành viên đều có tư cách thương nhân. Các thành viên kết hợp cái “danh tính” của mình thành ra hội danh tức là cái danh tính của công ty. Vì vậy, các thành viên phải có năng lực cần thiết, các thành viên phải ghi tên vào danh bạ thương mại. Khi công ty bị phá sản thì các thành viên cũng bị phá sản thương nhân.

Thứ ba, trong công ty hợp danh, các thành viên chịu trách nhiệm bản thân, liên đới vô hạn về mọi khoản nợ của công ty. Điều đó được thể hiện như sau:

– Các thành viên chịu trách nhiệm một cách trực tiếp, cơ bản, vì chủ nợ có quyền đòi bất kì ai với toàn bộ số tiền nợ.

– Trách nhiệm này không thể bị giới hạn đối với bất kì thành viên nào. Nêu họ có thoả thuận khác, lập tức công ty sẽ chuyên sang loại hình công ty hợp vốn đơn giản.

– Trong công ty hợp danh không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân. Sự chuyển dịch quyền sở hữu đối với khối tài sản chung sang tài sản riêng rất đơn giản và nói chung khó kiểm soát, về nguyên tắc, ngay khi một thành viên chưa được hưởng chút lợi nhuận nào thì vẫn phải chịu trách nhiệm. Vì vậy, khả năng rủi ro và nguy hiểm đối với từng thành viên là rất lớn.

Tuy nhiên, lợi thế của công ty này là khả năng dễ dàng được ngân hàng cho vay vốn hoặc hoãn nợ, bởi tính chịu trách nhiệm vô hạn đã là sự bảo đảm. Do tính an toàn pháp lý đối với công chúng cao nên công ty hợp danh chịu ít quy định pháp lý ràng buộc, pháp luật dành quyền rộng rãi cho các thành viên thoả thuận, quy định ràng buộc duy nhất là tính chịu trách nhiệm vô hạn. về tổ chức, công ty hợp danh rất đơn giản. Các thành viên có quyền thoả thuận trong hợp đồng về việc tổ chức, điều hành, đại diện của công ty.

Công ty hợp danh được tổ chức dưới hình thức một hãng chung. Hãng này thường mang tên một thành viên hoặc tất cả thành viên. Hầu hết pháp luật các nước đều quy định công ty hợp danh không có tư cách pháp nhân (Luật Doanh nghiệp năm 2020 của Việt Nam quy định công ty hợp danh có tư cách pháp nhân).

Dưới hình thức một hãng, công ty hợp danh có tư cách thương gia độc lập, mỗi thành viên họp danh vẫn có tư cách thương gia riêng, các thành viên kết hợp danh tính của mình mà thành ra “hội danh” tức là cái danh tính của công ty.

Các thành viên có thể cùng nhau điều hành và đại diện cho công ty hoặc thoả thuận phân công trách nhiệm về quyền đại diện cho từng người, vấn đề góp vốn, luật không quy định vốn tối thiểu các bên có quyền thoả thuận các hình thức góp vốn (bằng tiền, hiện vật, các bản quyền…) thậm chí “vốn góp” chỉ là uy tín kinh doanh của cá nhân.

Trong công ty hợp danh, việc thay đổi thành viên là rất khó khăn, chỉ cần một thành viên chết, xin ra khỏi công ty là lý do quan trọng để công ty giải thể, điều đó được lý giải bởi bản chất đối nhân của loại công ty này.

Hy vọng bài viết có ích cho các bạn. Đội ngũ luật sư của NGG Consulting luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ hãy liên hệ ngay NGG Consulting để được tư vấn chi tiết.

Bài viết liên quan
0916161083
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon